>>
Hoa lan Sala thơm
Hoa lan sala thơm là loại hoa có mùi thơm nhẹ nhàng rất dễ chịu, càng nắng thì hoa lại càng tỏa mùi thơm hơn. Kích thước bầu 2.8
1/2
Hoa lan Sala thơm
 Lan Hồ Điệp là một loài lan được khá nhiều người ưa chuộng tại Việt Nam, nó có tên bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là Phalaenopsis, thuộc họ phụ Vandeae. Tên của loài hoa này được ghép từ chữ Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”.
           Đặc điểm của Lan Hồ Điệp là cây đơn thân, ngắn, có lá to, dày mọc sát với nhau. Hoa nở không theo chu kỳ mà luân phiên nhau, tức là mọc hết cái này thì lại nở tiếp cái khác và tùy theo mỗi loài mà thời kỳ hoa nở cũng khác nhau, có thể kéo dài đến vài tháng.
          Hoa được phát ra từ nách lá, dài, chùm hoa nở từng cái có 3 đài to trờn, hai cánh xòe rộng kín, màu sắc đẹp. Môi hoa lan Hồ Điệp có đặc điểm cong dẹp, hai râu dài nên thoạt nhìn bạn sẽ thấy hoa giống như con bươm bướm. Hai hàng hoa xếp khá đều đặn bên cành, khẽ đong đưa như đàn bướm, số hoa trên cành biểu thị sức sống sống của cây. Nếu số lượng hoa nhiều có nghĩa là cây đang sung sức và ngược lại.
           Màu sắc của lan Hồ Điệp cũng khá phong phú không thua kém bất kỳ một loài hoa lan nào, bạn có thể tìm thấy những cành Hồ Điệp có sắc đỏ, vàng, trắng, hồng hay những cành hoa có sọc nằm ngang, thẳng đứng, đốm…Ngoài 70 loài được tìm thấy thì hiện này Hồ Điệp còn được lai tạo khác nhiều chủng loại khác nhau.
Lan Hồ Điệp được tìm thấy ở khu vực miền Bắc Australia, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á như Philippines, Inđônêsia, bán đảo Đông Dương vì vậy cây có thể chịu được khí hậu ẩm ướt hay khí hậu dịu mát. Nhiệt độ trung bình cho cây khoảng từ 200C đến 300C và nếu bạn đảm bảo được nhiệt độ từ 220C- 270C thì đó chính là khí hậu lý tưởng nhất cho cây sinh trưởng và phát triển.
Ở Việt Nam nước ta có khoảng 5 đến 6 loài làn Hồ Điệp thuần bao gồm Phalaenopsis gibbosa Sweet, Phalaenopsis mannii Rchob.f, Christenson, Phalaenopsis braceana (Hook.f), Phalaenopsis lobbii (Rchob.f), Phalaenopsis fuscata Rchob.f…, những loài hoa đa phần đều có kích thước nhỏ nhưng màu sắc của nó khá rực rỡ và có hương thơm quyến rũ lòng người. Ngoài việc sưu tầm những loài hoa lan Hồ Điệp thuần thì nhiều người trồng lan còn không ngừng sưu tầm những loài lan nhập, thuần dưỡng với các loài lan nhập ngoại, vì vậy hiện nay lan Hồ Điệp ở Việt Nam rất đa dạng và đặc sắc.
CHUYÊN ĐỀ: CÔNG NGHỆ TRỒNG LAN HỒ ĐIỆP
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, điều khiển sinh trưởng và nở hoa
cho hoa lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) trong nhà lưới hiện đại
I. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1.1. Chuẩn bị nhà lưới

Nhà lưới để sản xuất hoa lan hồ điệp theo quy mô công nghiệp phải có diện tích tối thiểu 360m2, một lần xuất vườn có thể đạt được số lượng khoảng 10.000 cây.
Thiết bị điều tiết nhiệt độ gồm thiết bị tăng nhiệt (hệ thống tăng nhiệt bằng hơi nóng), thiết bị hạ nhiệt (hệ thống quạt hút gió và tấm làm mát) và hệ thống quạt đảo gió.
Trong quá trình trồng lan còn phải điều tiết ánh sáng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Điều tiết ánh sáng chủ yếu dùng lưới cản quang.
Các thiết bị trên có thể điều khiển tự động bởi hệ thống cảm ứng, nếu không có hệ thống cảm ứng thì cần phải thường xuyên theo dõi và bật tắt các thiết bị theo yêu cầu của cây.
1.2. Chuẩn bị giá thể
Sử dụng giá thể là dớn (rêu) đã được tẩy trắng và phơi khô. Trước khi trồng cần xử lý bằng dung dịch vi sinh vật hữu hiệu EM với nồng độ 1ml/lít.
1.3. Chuẩn bị dụng cụ và chậu nuôi
Chậu dùng trồng Lan Hồ điệp phải là chậu màu trắng trong và nông để cho rễ phát triển thuận lợi và cho quang hợp.
Cây con dùng chậu 5cm, sau 6 tháng cây nhỡ chuyển sang chậu 8,3cm, sau 12 tháng cây lớn đổi sang chậu 12cm.
1.4. Chăm sóc
1.4.1. Thời kỳ cây con

Trong thời kỳ này cần đảm bảo lượng nước cho cây sinh trưởng tốt vì sức chịu hạn của cây con yếu. Ánh sáng tốt nhất khống chế ở 5.000 – 7.000 lux, sau đó sẽ tăng dần (tối đa 12.000 lux). Nhiệt độ ở giai đoạn này tốt nhất ở khoảng 25 – 310C.
 Giai đoạn này sử dụng phân bón Orchid – 1 và Plant – Soul 4 (tỷ lệ N:P:K = 30:10:10), pha với tỷ lệ 3 gam/10 lít nước, phun và tưới định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần giúp cây phát triển nhanh, kích thích khả năng ra rễ và phát triển thân lá.
1.4.2. Thời kỳ thay chậu lần 1 và lần 2
Cây con trồng trong chậu 5cm, sau 6 tháng, khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12 cm, cần tiến hành thay chậu lần thứ nhất.
Cách thay chậu: lấy cây con (bao gồm cả giá thể) ra khỏi bầu, dùng giá thể bọc kín rễ rồi đặt nhẹ vào chậu nhựa 8,3cm, đảm bảo bầu không được chặt và cũng không lỏng quá để thoát nước tốt. Tiếp tục chăm sóc cây sau 6 tháng nữa, khoảng cách 2 lá tới 18 cm lại tiến hành thay sang chậu 12cm.
Giai đoạn này sử dụng loại phân bón Orchid – 3 hoặc Plant – Soul – 3 (tỷ lệ N:P:K là 20:20:20) là tốt nhất với tỷ lệ 4 gam/10 lít nước, phun và tưới định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần giúp cây phát triển cân đối, bản lá dày, cứng cáp và ít bị bệnh. 
Ánh sáng có thể tăng dần từ 12.000 – 18.000 lux, nhiệt độ từ 25 – 31oC.
2. XỬ LÝ PHÂN HÓA MẦM HOA
Lan Hồ điệp thường có hoa từ tháng 3 đến tháng 5, đa số các giống không ra hoa vào dịp Tết nguyên đán. Muốn có hoa vào dịp Tết cần phải xử lý điều khiển ra hoa. Có 2 cách xử lý phân hóa mầm hoa, cụ thể như sau:
2.1. Cách 1: Xử lý nhân tạo
- Điều kiện xử lý: nhà lưới hiện đại có các thiết bị có thể điều khiển được nhiệt độ, ánh sáng.
- Tuổi cây: cây lan từ 18 – 20 tháng tuổi bắt đầu đưa vào xử lý.
- Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch)
- Chế độ nhiệt độ: Duy trì điều kiện nhiệt độ ban ngày 240C – 250C (12 tiếng), ban đêm 140C - 150C (12 tiếng) trong thời gian ít nhất 50 ngày (đến khi số cây xuất hiện ngồng hoa trên 50% thì dùng lại).
- Chế độ ánh sáng: Cường độ ánh sáng trong quá trình xử lý 5.000 – 7.000lux trong thời gian 6 – 8 tiếng/ngày.
- Phân bón: sử dụng loại phân có tỷ lệ NPK là 9:45:15, pha với tỷ lệ 4gam/10 lít nước, phun và tưới định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần xen kẽ trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/10 lít nước, 5 – 7 ngày phun 1 lần.
- Độ ẩm không khí ở mức 75 – 80%.
2.2. Cách 2: Xử lý trong điều kiện tự nhiên
            - Điều kiện nơi xử lý: Chọn những nơi có điều kiện sinh thái mát mẻ (nhiệt độ ban đêm 14 - 160C, nhiệt độ ban ngày 23 – 250C, độ ẩm 75 – 80%, độ cao so với mặt biển >700 m), có số giờ chiếu sáng từ 6 – 10 tiếng/ngày với cường độ ánh sáng trên 5.000 lux, đường giao thông thuận lợi, địa hình bằng phẳng (ví dụ Mộc Châu – Sơn La, SaPa – Lào Cai…).
              - Tuổi cây: cây lan từ 18 – 20 tháng tuổi bắt đầu đưa vào xử lý.
              - Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch)
              - Chuẩn bị nhà che để xử lý: Làm nhà che kiên cố hoặc nhà che tạm đảm bảo được tránh mưa, nắng trực tiếp, có dàn để cây. Làm hướng nhà và dàn che theo hướng Bắc – Nam để tận dụng được nhiều ánh sáng mặt trời.  
- Chế độ ánh sáng: Cường độ ánh sáng trong quá trình xử lý 5.000 – 7.000lux, có thể điều chỉnh bằng việc kéo và thu lưới đen.
- Bón phân: sử dụng loại phân có tỷ lệ NPK là 9:45:15, pha với tỷ lệ 4gam/10 lít nước, phun và tưới định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần xen kẽ trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/10 lít nước, 5 – 7 ngày phun 1 lần.
- Sau khi xử lý khoảng 35 – 40 ngày, có trên 90% số cây mọc mầm thì kết thúc quá trình xử lý và chuyển sang giai đoạn chăm sóc mầm hoa.
- Các kỹ thuật khác: trường hợp nhiệt độ trong quá trình xử lý lớn hơn 250C thì phải có biện pháp làm giảm: cuộn nilon hai bên sườn nhà lưới lên, che lưới đen. Nếu nhiệt độ thấp hơn 140C cần hạ nilon hai bên sườn nhà lưới xuống và thắp bóng điện để tăng nhiệt độ. 
            Tuy nhiên trong 2 cách xử lý trên, phương pháp xử lý trong điều kiện tự nhiên tại các vùng núi cao là hiệu quả hơn cả: không phải đầu tư các thiết bị và điện năng để điều khiển nhiệt độ, xử lý với số lượng lớn do vậy chi phí thấp hơn.
Nếu trồng ở đất ẩm thì không nên tưới nước 
Nếu bình thường thì khoảng 2 - 3 ngày tưới nước 1 lần, tưới vừa đủ ẩm.
Khi hoa tàn chuyển cây sang chậu khác rộng hơn và treo ở vị trí thoáng mát và phải được che mưa cẩn thận.