>>
Giống lan Hồ Điệp vàng mít size 3.5 phục vụ Tết 2017
Lan Hồ Điệp size 3.5 phục vụ Tết 2017. Cây đã được nuối trồng 15 tháng, cây to khỏe , không nhiễm bệnh. Gía bán dao động tùy loại.
  • Giống lan Hồ Điệp vàng mít size 3.5 phục vụ Tết 2017
  • giong-lan-vang
  • giong-lan-vang-02
  • giong-lan-vang-03
  • giong-lan-vang-04
           Lan Hồ Điệp là một loài lan được khá nhiều người ưa chuộng tại Việt Nam, nó có tên bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là Phalaenopsis, thuộc họ phụ Vandeae. Tên của loài hoa này được ghép từ chữ Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”.
           Đặc điểm của Lan Hồ Điệp là cây đơn thân, ngắn, có lá to, dày mọc sát với nhau. Hoa nở không theo chu kỳ mà luân phiên nhau, tức là mọc hết cái này thì lại nở tiếp cái khác và tùy theo mỗi loài mà thời kỳ hoa nở cũng khác nhau, có thể kéo dài đến vài tháng.
          Hoa được phát ra từ nách lá, dài, chùm hoa nở từng cái có 3 đài to trờn, hai cánh xòe rộng kín, màu sắc đẹp. Môi hoa lan Hồ Điệp có đặc điểm cong dẹp, hai râu dài nên thoạt nhìn bạn sẽ thấy hoa giống như con bươm bướm. Hai hàng hoa xếp khá đều đặn bên cành, khẽ đong đưa như đàn bướm, số hoa trên cành biểu thị sức sống sống của cây. Nếu số lượng hoa nhiều có nghĩa là cây đang sung sức và ngược lại.
           Màu sắc của lan Hồ Điệp cũng khá phong phú không thua kém bất kỳ một loài hoa lan nào, bạn có thể tìm thấy những cành Hồ Điệp có sắc đỏ, vàng, trắng, hồng hay những cành hoa có sọc nằm ngang, thẳng đứng, đốm…Ngoài 70 loài được tìm thấy thì hiện này Hồ Điệp còn được lai tạo khác nhiều chủng loại khác nhau.
Lan Hồ Điệp được tìm thấy ở khu vực miền Bắc Australia, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á như Philippines, Inđônêsia, bán đảo Đông Dương vì vậy cây có thể chịu được khí hậu ẩm ướt hay khí hậu dịu mát. Nhiệt độ trung bình cho cây khoảng từ 200C đến 300C và nếu bạn đảm bảo được nhiệt độ từ 220C- 270C thì đó chính là khí hậu lý tưởng nhất cho cây sinh trưởng và phát triển.
Ở Việt Nam nước ta có khoảng 5 đến 6 loài làn Hồ Điệp thuần bao gồm Phalaenopsis gibbosa Sweet, Phalaenopsis mannii Rchob.f, Christenson, Phalaenopsis braceana (Hook.f), Phalaenopsis lobbii (Rchob.f), Phalaenopsis fuscata Rchob.f…, những loài hoa đa phần đều có kích thước nhỏ nhưng màu sắc của nó khá rực rỡ và có hương thơm quyến rũ lòng người. Ngoài việc sưu tầm những loài hoa lan Hồ Điệp thuần thì nhiều người trồng lan còn không ngừng sưu tầm những loài lan nhập, thuần dưỡng với các loài lan nhập ngoại, vì vậy hiện nay lan Hồ Điệp ở Việt Nam rất đa dạng và đặc sắc.
CHUYÊN ĐỀ: CÔNG NGHỆ TRỒNG LAN HỒ ĐIỆP
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, điều khiển sinh trưởng và nở hoa
cho hoa lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) trong nhà lưới hiện đại
I. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1.1. Chuẩn bị nhà lưới

Nhà lưới để sản xuất hoa lan hồ điệp theo quy mô công nghiệp phải có diện tích tối thiểu 360m2, một lần xuất vườn có thể đạt được số lượng khoảng 10.000 cây.
Thiết bị điều tiết nhiệt độ gồm thiết bị tăng nhiệt (hệ thống tăng nhiệt bằng hơi nóng), thiết bị hạ nhiệt (hệ thống quạt hút gió và tấm làm mát) và hệ thống quạt đảo gió.
Trong quá trình trồng lan còn phải điều tiết ánh sáng theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Điều tiết ánh sáng chủ yếu dùng lưới cản quang.
Các thiết bị trên có thể điều khiển tự động bởi hệ thống cảm ứng, nếu không có hệ thống cảm ứng thì cần phải thường xuyên theo dõi và bật tắt các thiết bị theo yêu cầu của cây.
1.2. Chuẩn bị giá thể
Sử dụng giá thể là dớn (rêu) đã được tẩy trắng và phơi khô. Trước khi trồng cần xử lý bằng dung dịch vi sinh vật hữu hiệu EM với nồng độ 1ml/lít.
1.3. Chuẩn bị dụng cụ và chậu nuôi
Chậu dùng trồng Lan Hồ điệp phải là chậu màu trắng trong và nông để cho rễ phát triển thuận lợi và cho quang hợp.
Cây con dùng chậu 5cm, sau 6 tháng cây nhỡ chuyển sang chậu 8,3cm, sau 12 tháng cây lớn đổi sang chậu 12cm.
1.4. Chăm sóc
1.4.1. Thời kỳ cây con

Trong thời kỳ này cần đảm bảo lượng nước cho cây sinh trưởng tốt vì sức chịu hạn của cây con yếu. Ánh sáng tốt nhất khống chế ở 5.000 – 7.000 lux, sau đó sẽ tăng dần (tối đa 12.000 lux). Nhiệt độ ở giai đoạn này tốt nhất ở khoảng 25 – 310C.
 Giai đoạn này sử dụng phân bón Orchid – 1 và Plant – Soul 4 (tỷ lệ N:P:K = 30:10:10), pha với tỷ lệ 3 gam/10 lít nước, phun và tưới định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần giúp cây phát triển nhanh, kích thích khả năng ra rễ và phát triển thân lá.
1.4.2. Thời kỳ thay chậu lần 1 và lần 2
Cây con trồng trong chậu 5cm, sau 6 tháng, khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12 cm, cần tiến hành thay chậu lần thứ nhất.
Cách thay chậu: lấy cây con (bao gồm cả giá thể) ra khỏi bầu, dùng giá thể bọc kín rễ rồi đặt nhẹ vào chậu nhựa 8,3cm, đảm bảo bầu không được chặt và cũng không lỏng quá để thoát nước tốt. Tiếp tục chăm sóc cây sau 6 tháng nữa, khoảng cách 2 lá tới 18 cm lại tiến hành thay sang chậu 12cm.
Giai đoạn này sử dụng loại phân bón Orchid – 3 hoặc Plant – Soul – 3 (tỷ lệ N:P:K là 20:20:20) là tốt nhất với tỷ lệ 4 gam/10 lít nước, phun và tưới định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần giúp cây phát triển cân đối, bản lá dày, cứng cáp và ít bị bệnh.
Ánh sáng có thể tăng dần từ 12.000 – 18.000 lux, nhiệt độ từ 25 – 31oC.
2. XỬ LÝ PHÂN HÓA MẦM HOA
Lan Hồ điệp thường có hoa từ tháng 3 đến tháng 5, đa số các giống không ra hoa vào dịp Tết nguyên đán. Muốn có hoa vào dịp Tết cần phải xử lý điều khiển ra hoa. Có 2 cách xử lý phân hóa mầm hoa, cụ thể như sau:
2.1. Cách 1: Xử lý nhân tạo
- Điều kiện xử lý: nhà lưới hiện đại có các thiết bị có thể điều khiển được nhiệt độ, ánh sáng.
- Tuổi cây: cây lan từ 18 – 20 tháng tuổi bắt đầu đưa vào xử lý.
- Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch)
- Chế độ nhiệt độ: Duy trì điều kiện nhiệt độ ban ngày 240C – 250C (12 tiếng), ban đêm 140C - 150C (12 tiếng) trong thời gian ít nhất 50 ngày (đến khi số cây xuất hiện ngồng hoa trên 50% thì dùng lại).
- Chế độ ánh sáng: Cường độ ánh sáng trong quá trình xử lý 5.000 – 7.000lux trong thời gian 6 – 8 tiếng/ngày.
- Phân bón: sử dụng loại phân có tỷ lệ NPK là 9:45:15, pha với tỷ lệ 4gam/10 lít nước, phun và tưới định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần xen kẽ trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/10 lít nước, 5 – 7 ngày phun 1 lần.
- Độ ẩm không khí ở mức 75 – 80%.
2.2. Cách 2: Xử lý trong điều kiện tự nhiên
            - Điều kiện nơi xử lý: Chọn những nơi có điều kiện sinh thái mát mẻ (nhiệt độ ban đêm 14 - 160C, nhiệt độ ban ngày 23 – 250C, độ ẩm 75 – 80%, độ cao so với mặt biển >700 m), có số giờ chiếu sáng từ 6 – 10 tiếng/ngày với cường độ ánh sáng trên 5.000 lux, đường giao thông thuận lợi, địa hình bằng phẳng (ví dụ Mộc Châu – Sơn La, SaPa – Lào Cai…).
              - Tuổi cây: cây lan từ 18 – 20 tháng tuổi bắt đầu đưa vào xử lý.
              - Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch)
              - Chuẩn bị nhà che để xử lý: Làm nhà che kiên cố hoặc nhà che tạm đảm bảo được tránh mưa, nắng trực tiếp, có dàn để cây. Làm hướng nhà và dàn che theo hướng Bắc – Nam để tận dụng được nhiều ánh sáng mặt trời.  
- Chế độ ánh sáng: Cường độ ánh sáng trong quá trình xử lý 5.000 – 7.000lux, có thể điều chỉnh bằng việc kéo và thu lưới đen.
- Bón phân: sử dụng loại phân có tỷ lệ NPK là 9:45:15, pha với tỷ lệ 4gam/10 lít nước, phun và tưới định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần xen kẽ trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/10 lít nước, 5 – 7 ngày phun 1 lần.
- Sau khi xử lý khoảng 35 – 40 ngày, có trên 90% số cây mọc mầm thì kết thúc quá trình xử lý và chuyển sang giai đoạn chăm sóc mầm hoa.
- Các kỹ thuật khác: trường hợp nhiệt độ trong quá trình xử lý lớn hơn 250C thì phải có biện pháp làm giảm: cuộn nilon hai bên sườn nhà lưới lên, che lưới đen. Nếu nhiệt độ thấp hơn 140C cần hạ nilon hai bên sườn nhà lưới xuống và thắp bóng điện để tăng nhiệt độ.
            Tuy nhiên trong 2 cách xử lý trên, phương pháp xử lý trong điều kiện tự nhiên tại các vùng núi cao là hiệu quả hơn cả: không phải đầu tư các thiết bị và điện năng để điều khiển nhiệt độ, xử lý với số lượng lớn do vậy chi phí thấp hơn.
3. CHĂM SÓC GIAI ĐOẠN SAU PHÂN HÓA MẦM HOA
3.1. Điều khiển chế độ nhiệt độ
      Chế độ nhiệt thích hợp nhất cho sự sinh trưởng giai đoạn sau phân hóa mầm hoa và chất lượng hoa lan Hồ điệp là từ 18 – 250C. Trong điều kiện tự nhiên miền Bắc Việt Nam rất khó đạt được yêu cầu trên, vì vậy sử dụng nhà lưới có các thiết bị điều khiển nhiệt độ là hiệu quả nhất.
Ví dụ điều khiển nhiệt độ trong nhà lưới có diện tích 504 m2 như sau:
 Nhiệt độ ngoài trời (0C)   Phương pháp điều chỉnh để đạt nhiệt độ 18 – 250C
 12 - 20   Đóng lưới nilon xung quanh nhà lưới xuống, cho 3 đường ống thổi hơi nóng vào
 20 - 30   Đóng lưới nilon xung quanh nhà lưới xuống, cho 1 quạt hoạt động, không mở nước ở tấm làm mát
 > 30   Chạy 3 quạt, mở nước tấm làm mát, che lưới đen

Khi nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong nhà lưới phù hợp ở ngưỡng từ 18 – 250C thì mở nilon xung quanh nhà lưới, các thiết bị sưởi ấm và làm mát không cần hoạt động.
Cây lan Hồ điệp sau khi đã được xử lý phân hoá mầm hoa, thời gian từ khi xuất hiện mầm hoa đến khi hoa đầutiên nở là 115 ngày, căn cứ vào đó để điều khiển sinh trưởng nở hoa vào đúng dịp Tết.
3.2. Bón phân
       Sử dụng loại phân bón thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển, đặc biệt là chất lượng hoa cao nhất cho lan Hồ điệp giai đoạn sau phân hoá mầm hoa là phân bón Plant – Soul 3 (tỷ lệ N:P:K là 10 – 20 – 20), với liều lượng 4gam/10 lít nước, cách 5 - 7 ngày phun 1 lần.
3.3. Tưới nước
       Thường xuyên kiểm tra độ ẩm giá thể, không nên để giá thể khô quá hoặc ướt quá. Tốt nhất khi tưới dùng vòi phun cầm tay để tưới cả lên lá và gốc cây, cách 3  - 5 ngày tưới một lần, tưới vào lúc sau 10h sáng và trước 3h chiều, nếu điều kiện cho phép sau khi tưới nước nên để cho cây được thoáng khí thông gió, để cho nước đọng trên mặt lá bị bay hơi hết, giảm sự phát sinh của bệnh hại.  
3.4. Quản lý kỹ thuật vườn lan
       Khi sản xuất hoa lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp cần có biện pháp sắp xếp chiều cao mầm hoa theo thứ tự tăng dần theo chiều dài nhà lưới (mầm hoa thấp để gần quạt hút gió và chiều cao mầm tăng dần về phía tấm làm mát) để khi thu hoạch sẽ cho sản phẩm hoa lan nở đồng đều nhau.
Khi cành hoa dài 15 – 20cm, cần dùng que thép và kẹp để cố định mầm hoa cho mọc thẳng, nếu không sẽ cong queo. Khi cành hoa dài 30 – 40cm thì xuất hiện nụ, khi cành dài 60 – 70cm hoa bắt đầu nở (lúc đó cách lúc phân hoá mầm hoa khoảng 110 ngày).
IV. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH
4.1. Bệnh do nấm
4.1.1. Bệnh thán thư (Collectotrichium sp)

- Triệu chúng: Vết bệnh có màu nâu đen, màu xám nhạt, hình trứng hoặc hình không quy cách, có khi là những vòn tròn đồng tâm nhỏ màu nâu đen hoặc màu phấn hồng. Bệnh gây hại chủ yếu là lá già và lá bánh tẻ của cây làm cây sinh trưởng kém.
- Nguyên nhân: do nấm Collectotrichium sp, bệnh phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 22 – 25oC, vì vậy bệnh có thể phát sinh quanh năm.
- Phòng trừ:
+ Kịp thời ngắt bỏ lá già, lá khô, lá bị thối nát, bị rét hại và bị cháy do nhiệt độ cao để loại bỏ nguồn bệnh.
+ Khi cây bị bệnh cần dùng dụng cụ đã được khử trùng cắt bỏ chỗ có bệnh, bôi thuốc sát khuẩn vào vết thương. Nếu bệnh nặng thì loại bỏ cả cây.
+ Phun định kỳ thuốc phòng bệnh: Boocdo 1%, Topsin 5 – 10 ml/10 lít.
4.1.2. Bệnh thối đen (Phytophthorapalmivora)
- Triệu chứng: Gây hại cả ở cây con và cây lớn, thường phát sinh vào mùa nóng ẩm (tháng 6 – tháng 8) và ở trong nhà vườn không thoáng gió.
Khi bệnh phát sinh nếu không xử lý kịp thời sẽ nhanh chóng truyền đến rễ, thân, làm thối rễ, đổ cây và có thể tác hại huỷ diệt cả cây.
- Nguyên nhân: do nấm Phytophthorapalmivora. Con đường lan truyền chủ yếu là bào tử truyền qua nước tưới. Lá lan cũng có thể bị nhiễm bệnh, xong nguồn bệnh xâm nhập vào cây chủ yếu qua vết thương ở cổ rễ và đoạn thân làm cho rễ bị thối, lá rụng.
- Phòng trừ:
+ Làm cho nhà vườn thông gió tốt
+ Giữ không để cho cây bị thương, bị xây sát, nhất là khi thay chậu. Nếu có vết thương phải khử trùng ngay.
+ Khi có bênh phát sinh phải khống chế nước nghiêm ngặt, không để cho cây bị ướt.
+ Khi cây con bị bệnh cần lập tức tiêu hủy bỏ chậu đó đi.
+ Khi cây lớn bị bệnh ở lá cần dùng kéo được khử trùng cắt bỏ lá bị bệnh, bôi thuốc vào vết cắt như dung dịch Natri phenol. Nếu bệnh nặng thì huỷ bỏ cả cây.
+ Dùng thuốc: Score 250EC 7-10ml/bình 8 lít, Rhidomil Gold 68%WP 25g/bình 10 lít
4.2. Bệnh do vi khuẩn
4.2.1. Bệnh thối nhũn (Pseudomonas gadioli)

- Triệu chứng: Lá bị bệnh lúc đầu có đốm hình giọt nước, vết bệnh trong suốt. Trong điều kiện thích hợp, vết bệnh loang rộng ra sau 1 –2 ngày. Mỗi ngày rộng ra 2 – 3cm, sau 3 ngày lan tới 4 – 6cm. Vì vậy, sau 4 – 5 ngày là bị chết. Lá bị nhiễm bệnh, ở nơi bị bệnh biểu bì và thịt lá rời nhau ra, khi bị lực tác động (tưới nước, bón phân) rất dễ rách. Khi đó sẽ thải ra một lượng dịch mang mầm bệnh gây ô nhiễm lá và giá thể trồng cây, tăng tốc độ phát sinh bệnh.
- Nguyên nhân: do vi khuẩn Pseudomonas gadioli, bệnh phát triển mạnh nhất từ tháng 4 đến tháng 7, khi nhiệt độ và ẩm độ cao.
- Phòng trừ:
+ Đảm bảo nguồn nước tưới sạch, không có vi khuẩn gây bệnh
+ Không nên đặt chậu dầy đặc, cần có khoảng cách hợp lý, bón đạm vừa đủ và đảm bảo đủ ánh sáng cho vườn để tăng sức đề kháng cho cây.
+ Tăng độ thông thoáng của vườn, giảm độ ẩm, nhiệt độ, sau khi tưới nước không để nước đọng trên lá.
+ Tiêu huỷ ngay cây bị bệnh
+ Phun thuốc kháng sinh: 1g Streptomicin + 1g Tetracyclin hoà trong 1,5 lít nước. Ngừng tưới khi xử lý bệnh 1 ngày.
4.3. Sâu hại
4.3.1. Rệp, rệp sáp

- Triệu chứng: Chủ yếu là rệp sáp vàng, rệp sáp cafe, rệp sáp phấn. Ký sinh trên lá lan, trên tai lá và trên thân, dùng vòi chích hút châm vào khí khổng lá để hút dinh dưỡng. Sâu non mới vũ hoá bò khắp các bộ phận của cây tìm nơi thích hợp cố định để gây hại. Lá bị hại nặng, bị vàng khô héo và rụng. Có một số loại phát sinh ở mặt lưng lá, có loại ở mặt bụng lá, khi nhiều thì ký sinh cả ở nõn lá.
Phát sinh nhiều ở nơi độ ẩm cao, thiếu ánh sáng, không thoáng gió. Loại côn trùng này tiết dịch ngọt dẫn dụ bệnh muội than, ảnh hưởng vẻ đẹp của cây.
- Phòng trừ:
+ Khi mới phát sinh dùng vải ướt lau, loại bỏ trứng sâu hoặc cắt bỏ bộ phận bị bệnh đốt đi
+ Phòng trừ bằng sinh vật. Bọ nhảy là thiên địch của rệp
+ Dùng tấm bìa màu vàng dẫn dụ rồi diệt
+ Dùng thuốc phun: Malathion hoặc Trebon với lượng 10ml/8 lít.
4.3.2. Nhện hại
- Triệu chứng: Chủ yếu là nhện đỏ, nhện vàng và các loài côn trùng nhỏ giống nhện. Nói chung phát sinh ở nơi khô hạn và nhiệt độ cao. Lúc đầu chúng ở mặt dưới lá nên khó phát hiện. Sau đó sinh sôi ra nhiều, hại lá tạo thành những màu đốm trắng dầy đặc và sau đó thành miếng màu nâu tối. Khi nghiêm trọng làm cho lá bị cháy vàng lõm xuống héo đi và biến dạng, cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng.
- Phòng trừ:
+ Dùng nước xà phòng phun lên lá tạo thành một màng mỏng có thể phòng và hạn chế nhện ký sinh
+ Dùng thuốc: Aramite 15% 15g/10 lít nước, Kelthane 2% 15g/10 lít nước