Câu hỏi thường gặp

Do lan bị khô nước hay có quá nhiều nước, nhiệt độ thay đổi đột ngột, do để cây ở nắng chiều vào hay để gần máy lạnh, lò sưởi, hay gần chổ bếp gas.

- Phân bón lan có nhiều nhãn hiệu khác nhau, có nhiều loại giá thường đắt nhưng chưa chắc tốt. Có loại có màu xanh, vàng, hồng nhưng màu sắc không quan trọng, màu chỉ có tác dụng để phân loại.

- Bất cứ loại phân nào cũng có 3 nhóm chữ số. Ví dụ: 25:10:25. Tương đương 25 chỉ lượng Nitrogene cần thiết cho lá; 10 chỉ lượng Phosphorus cần thiết cho hoa; 25 chỉ lượng Potassium cần cho củ và rễ.

- Không nên mua những loại dùng Ure để tạo thành Nitrogene vì Ure phải mất từ 7-10 ngày mới ngấm, khi tưới nước Ure chưa kịp ngấm đã bị rửa trôi.

- Chỉ nên tưới những loại phân hòa tan được trong nước không nên bón dạng viên hay que vì dạng này rất chậm tan sẽ làm cháy rễ. Nếu thời tiết lạnh không nên rắc phân bột chậm tan vì trời lạnh vỏ bọc bên ngoài không vỡ ra được.

- Thông thường vào mùa xuân nên bón phân có hàm lượng 30:10:10. Khi lan đã trưởng thành đổi sang phân thúc cho ra hoa 10:30:30 hay 0:10:10. Nếu không muốn thay đổi dùng loại phân 20:20:20 hay 15:15:15.

- Lan thường hay bị những loại rệp xanh, đen, vàng, rệp trắng, rệp sáp, rệp vẩy cứng,…gây hại. Để phòng trị những loại này bạn dùng xà phòng Malathion 50 hay Diazion xịt vào mặt trên và dưới lá. Mỗi tuần xịt một lần, xịt trong 3-4 tuần lễ liên tiếp để diệt những con rệp còn sót hay trứng của chúng.
- Để diệt tận gốc bạn phải dùng những loại Systemic cho thuốc ngấm vào trong cây như Isotox hay Orthenex. Dùng thuốc này phải theo chỉ dẫn, xịt 4-5 lần, mỗi lần cách nhau 3 tuần.

- Tuy kiến không làm hại lan nhưng kiến lại mang rệp đến. Rệp hút nhựa cây trong có chất ngọt như mật và kiến hút chất mật trong con rệp. Sau đó kiến tha rệp từ cây này sang cây khác đồng thời mang theo các virus gây hại truyền sang cây khác.

- Bạn có thể sử dụng những loại thuốc diệt rệp để tiêu diệt kiến. Hoặc muốn diệt tận gốc thì bạn rắc thuốc hột Diazinon granule trên mặt chậu và tưới nước cho thuốc ngấm.

- Sên có 2 loại: có vỏ và không vỏ. Loại có vỏ dễ nhìn thấy, loại không vỏ thường nằm trong chậu. Sên rất khó trị, khi cây ra hoa sên bò ra cắn ngang cành hoa hay cắn nát bông hoa.
-Muốn trừ được sên thì vào đầu mùa xuân nên rắc thuốc trừ sên hay rắc muối dưới đất xung quanh chỗ để lan, nhất là khi thấy vết sên bò qua thường có vết bóng loáng. Khi lan ra nụ hay hoa thì rắc bột trừ sên hiệu Correy’s trên mặt chậu hay trên lá để ngừa loại sên không vỏ.

- Muốn nuôi lan trong nhà cần để lan ở gần cửa sổ hướng Nam có ánh sáng. Nếu không có cửa sổ hãy dùng 4 chiếc đền ống 40W gồm 2 bóng Wide Spectrum kèm 2 bóng Cool white cho diện tích 30m2 hay dùng loại đèn Hight Intendity Discharge cho diện tích lớn hơn.

- Nếu dùng đèn, cần để sáng từ 12 giờ một ngày đối với cây sắp ra hoa. Các cây nhỏ cần đến 16 giờ mới đủ sức tăng trưởng.

- Nuôi lan trong nhà cần để lan trên khay nước có đá sỏi cho đủ độ ẩm và quạt để thay đổi không khí.

- Một số giống lan thích hợp trồng trong nhà như: Phalaenopsi, Miltonia, Paphiopedium.

Lan cũng trải qua gia đoạn sinh trưởng rồi già cỗi. Thông thường sau 2 năm lá Cymbidium sẽ rụng, nhất là thiếu nước tưới vào mùa hè hoặc cây đã chết rễ. Vì vậy nếu thiếu nước, các cây non sẽ rút hết nước của cây mẹ làm cho cây này rụng lá. Theo kinh nghiệm những cây không có củ già dễ bị rụng lá vì củ già là bầu chứa nước.

Với Cymbidium mầm hoa sẽ thành hình vào khoảng tháng 9-10 khi đêm bắt đầu se lạnh. Mầm hoa hình tròn như đầu bút chì, trái lại cây non sẽ dẹt. Những giống lan khác cách nhận diện cũng tương tự.

Nụ hoa bị héo và rụng vì 2 nguyên nhân chính là nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột. Cymbidium nếu trên 75 độ F dễ bị héo nụ, do đó phải để vào chỗ rợp mát.

Nếu không có sự chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm thì mang hoa vào thời điểm nào cũng được. Nhưng thông thường trong nhà bao giờ cũng thiếu ánh sáng, nếu để quá lâu những loại cần nhiều ánh sáng sẽ thiu chột vì vậy chỉ nên để 1-2 tuần ngoài trừ Phalaenopsis, Paphiopedilum, Masdevalia,…

Nếu muốn hoa nở đúng vào dịp mà bạn muốn thì bạn có thể điều chỉnh cách bón phân, thay đổi ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm. Tăng thêm ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm sẽ giúp hoa nở sớm và ngược lại.Theo kinh nghiệm Cymbidium cao 8 – 10cm mà mang vào trong nhà 30-45 ngày trước sẽ có hoa vào dịp tết. Dendrobium mới hé mầm nụ cũng vậy, nhưng phải chú ý độ ẩm.

- Lan hồ điệp không chịu được lạnh dưới 60 độ F và cũng không ưa nhiệt độ quá chênh lệnh giữa đêm và ngày. Nếu không có nhà kính thì nên nuôi cây ở trong nhà.

- Lấy cây ra khỏi chậu, cắt bỏ rễ thối, phun Daconil rồi trồng lại với giá thể mới và dùng chậu nhỏ hơn, để ở bậc cửa sổ không có ánh nắng, chờ cho cây phục hồi lại mới đặt cây ở nơi có ánh nắng sáng.

Nguyên nhân chính là do thiếu ánh sáng nên lá sẽ mềm và xanh mướt. Lá mọc vẹo sang một bên là quy luật tự nhiên của cây. Thông thường lá, hoam rễ đều hướng về phía ánh sáng.

- Khi dùng Daconil nên pha thêm một thìa cà phê nước rửa chén, vài ngày sau tưới nước sẽ hết vết trắng trên lá.
- Ngoài ra, có thể dùng Phyton 27 pha theo hướng dẫn để trị bệnh, từ 5-10 ngày phun một lần cho đến khi hết bệnh.

Nếu xuất hiện ít bạn dùng Q tip hay bông gòn chấm vào nước rửa chén pha loãng, nếu nhiều dùng Alcohol 75% cho vào bình phun cho rệp chết sau đó phun lại bằng nước lạnh. Khoảng 1 tuần sau phun phun thêm một lần nữa để giết những con rệp mới nở vì trứng rệp và các loại côn trùng đều có một màng mỏng chống lại Alcohol và thuốc sát trùng cũng không ngấm nổi.

Đầu lá bị cháy thường do phân bón quá nhiều, mỗi lần bón phân chất muối trong phân đọng lại trong chậu. Để khắc phục trường hợp này bạn pha Magnesium sulfate một thìa súp cho khoảng 5 lít nước, tưới cho thật đẫm, vài giờ sau xả nước cho sạch và cắt bỏ đầu lá, mỗi tháng tưới một lần.

Lá lan bị đốm hay có những chấm đen thường do khi tưới nước bị vị khuẩn hay nấm độc gây hại. Thông thường khi trời lạnh nên giữ cho cây khô. Chữa trị bằng cách phun thuốc Benlate hay Daconil.